Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

CHUYỆN CƯỜI (ST)


CO HIEU CHUYEN NAY THI CHET LIEN!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Đọc xong bài này thứ nhứt cười không thể ngưng (đọc cho vợ tôi nghe mà cười không control được suýt lên cơn suyễn), thứ nhì đi tìm thuốc tylenol cho hạ cơn nhức đầu nếu không kẻo bị Điên.



Bác sĩ hỏi:
-
 Anh sao mà vào đây?
-
 Tôi điên rồi, vì tôi không rõ tôi là ai?
Bác sĩ nhíu mày:
- Anh có thể nói rõ hơn không?
- Vợ tôi trước khi lấy tôi đã có một đứa con gái riêng ở VN.  Bây giờ cô
 bé đã là một thiếu nữ truởng thành.  Mới đây, bố tôi về bển cưới cô này.
Bác sĩ bảo:
- Chuyện thường tình thôi.
- Nhưng kẹt một cái là vợ tôi trở thành mẹ vợ của Bố tôi.
- Cũng không có gì phạm pháp.  Vì dẫu sao cô bé và Bố anh không cùng một
 huyết thống.
- Nhưng tôi thì trở thành....cha vợ của Bố tôi.
Bác sĩ đáp:
- Thì bắt buộc vậy!  Ðó là ngôi thứ xã hội đặt ra mà!
- Nhưng mới đây con gái của vợ tôi sinh một đứa con trai.  Thằng đó tôi
 phải xem là em cùng cha khác mẹ với tôi .
- Ummm ..đúng!  Không thể gọi khác được.
- Nhưng đồng thời tôi và vợ tôi là ông bà ngoại của nó.
- Ơ ... ơ .. quả không sai!

- Mới đây vợ tôi sinh đuợc một đứa con trai. Vậy là đứa con gái riêng của vợ tôi là con ghẻ của tôi, tức là mẹ kế tôi, đồng thời là chị của đứa con tôi, vừa lại là bà nội của nó.
Nói cách khác: con tôi là em tôi và cũng là cậu tôi vì là em của mẹ kế tôi.
- ơ... ơ.....ơ....đúng rồi! Phải gọi thế thôi.
- Như vậy vợ tôi trở thành con dâu của mẹ kế tôi, tức là con gái của
 vợ tôi trở thành Dì ghẻ của mẹ nó.
- Còn đứa con tôi là cháu tôi, và là....ông nội của tôi và cũng là anh của vợ tôi!
Vậy bác sĩ xem tôi là ai?  Tôi điên rồi ....

Bác sĩ la lên:
- Thôi , anh đừng kể nữa , tôi cũng điên rồi...

BỎ QUÊN NGÀY CÓ NHAU



                         





                                    Ta đứng bên này dôc

                                    Đếm những bước phiêu du

                                    Ngoảnh mặt với âm xưa
                              
                                    Thoáng nghe tình vụng dại

                   





                                    Đời sắp xếp cuộc chờ

                                    Em hái lá diêu bông

                                    Bây chừ ta nỗi buồn

                                    Như mênh mông lời hẹn





                                    Thao thiết bao mùa trăng

                                    Vẫn nhớ bóng xa khuất

                                    Em mở lối vườn hồng

                                    Bỏ quên ngày có nhau
                                   





                                    Đường ta thôi chung bước

                                    Ngõ hồn như vụn vỡ

                                    Trầm mình trong cổ tích

                                    Hoang phế với thương đau


                                                     Viết trong chiều mồng 5 tháng 5 Nhâm thin
                                                                                      Hương Thụy 

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

LÀM THƠ TRÁNH ĐƯỢC RỐI LOẠN NÃO BỘ ( ST )

                       Làm thơ tránh được rối loạn não bộ


Các nhà nghiên cứu vừa đưa ra công bố mới: Làm thơ cũng giúp não bộ của chúng ta vượt qua được tình trạng rối loạn theo cảm xúc.
Các nhà nghiên cứu nhận định, đặt bút và viết sáng tác thơ, viết một điều gì đó cũng là cách giúp cho não bộ của chúng ta tìm lại “những cảm xúc bình thường” và giảm những cảm xúc như hồi hộp lo lắng, sợ hãi, thậm chí giảm cả sự buồn bã đau khổ.
Từ những nghiên cứu tìm ra, các nhà nghiên cứu cũng hy vọng họ có thể phát triển những học thuyết mà dựa vào đó người ta có thể dung để tảy xoá sạch những nỗi sợ hãi lo lắng do xã hội và do cuộc sống gây nên.
Giáo sư Matthew Lieberman, một nhà nghiên cứu thần kinh tại ĐH California (Mỹ) đã công bố danh sách “gạch đầu dòng” những khám phá của ông tại Hiệp hội phát triển Khoa học. Trong buổi giới thiệu về nghiên cứu của mình, ông tự đặt tên cho kết quả thu được là “Biến cảm xúc thành lời”.
Ông Liebeman nói, biểu diễn suy nghĩ của bạn lên trên mặt giấy là cách nhanh nhất làm cho cảm xúc trở lại bình thường. Đó là cách điều chỉnh nỗi buồn có hiệu quả. Giáo sư còn nói thêm “Tôi không nghĩ người ta ngồi xuống chỉ để dồn nén cảm xúc, nhưng thực sự ngồi xuống và viết những điều bức xúc ra giấy, đó là một cách rất có lợi. Đó cũng chính là lý giải vì sao nhiều người thích viết nhật ký hay viết lên những lời bài hát có âm điệu buồn”.
Giáo sư Lieberman chứng minh điều này khi đưa ra kết quả kiểm tra não bộ của 30 người tự nguyện tham gia nghiên cứu. Điều đáng nói, những người tham gia đều đang gặp vấn đề nào đó trong cảm xúc, ví dụ như đang lo lắng hay đang buồn phiền, đau khổ.
Giáo sư chỉ ra, khi chúng ta viết những điều chúng ta đang bức xúc thì tại thời điểm đó, não bộ của chúng ta được bình tĩnh trở lại và có thể thiết lập được thế cân bằng cho hệ thần kinh.
Thêm một nghiên cứu nữa, đó là nghiên cứu những người viết nhạc, thơ buồn. Giáo sư Liebeman nhận định, “Tôi chắc rằng những tâm sự đời thường, những cảm xúc buồn làm xao động não bộ chính là động cơ giúp những người sáng tác viết lên những bài hát, những bài thơ buồn chất chứa bao cảm xúc”.
Giáo sư còn đưa ra lời khuyên khi chúng ta cảm thấy có những xáo trộn trong não bộ, khi chúng ta buồn hay khi chúng ta lo lắng, nói chung những lúc chúng ta cảm thấy không vui vẻ thì hãy viết ra theo những cách thức như viết nhật ký, làm thơ hay sáng tác nhạc. Điều đó thực sự tốt cho sự cân bằng của não bộ.
Hoàng Ngân.
Theo Telegrap



Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

giữa vô thường

Chơi giữa vô thường ta đã say
Họa thơ với rượu được bao ngày
Hằng đêm ấp ủ mộng và thực
Bát nhã chi hề bỏ cội cây

               Công Minh